Hải sản Quận Tây Hồ
Hải sản Tiền Hải chuyên cung cấp Hải sản Tươi sống tại Quận Tây Hồ Hà Nội với dịch vụ giao hải sản tươi sống đến tận nhà các gia đình tại các phường Bưởi, Nhật Tân, Phú Thượng, Quảng An, Tứ Liên, Thụy Khuê, Xuân La, Yên Phụ.
HẢI SẢN TƯƠI SỐNG TẠI QUẬN TÂY HỒ HÀ NỘI
TÌM HIỂU THÔNG TIN VỀ QUẬN TÂY HỒ HÀ NỘI
Thông tin chung quận Tây Hồ
- Đơn vị: Quận ủy-HĐND-UBND quận Tây Hồ
- Địa chỉ: Số 657 Lạc Long Quân, phường Xuân La, quận Tây Hồ, TP Hà Nội
- Số điện thoại: (024) 7533396; Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Diện tích: 24,01km2
- Dấn số: khoảng 152.800 người.
- Các đơn vị hành chính quận gồm 8 phường: Bưởi, Nhật Tân, Phú Thượng, Quảng An, Tứ Liên, Thụy Khuê, Xuân La, Yên Phụ.
- Về địa lý, Quận nằm ở phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội; Phía Đông giáp quận Long Biên; Phía Tây giáp quận Bắc Từ Liêm và quận Cầu Giấy; Phía Nam giáp quận Ba Đình; Phía Bắc giáp huyện Đông Anh. Quận Tây Hồ có địa hình tương đối bằng phẳng, có chiều hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam.
Lịch sử hình thành và phát triển quận Tây Hồ
Xưa kia vùng đất Tây Hồ thuộc huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Hà Nội. Trước năm 1945, Tây Hồ là phần đất của đại lý Hoàn Long thuộc ngoại thành Hà Nội. Đến năm 1961, vùng đất Tây Hồ một phần thuộc về khu phố Ba Đình và một phần đất thuộc về huyện Từ Liêm cũ.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ những năm 1990 của thế kỷ XX, cùng với nhịp độ phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn Hà Nội diễn ra ngày càng nhanh. Để đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Đảng và Nhà nước đã chủ động mở rộng nội thành - thành phố Hà Nội, ngày 28/10/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 69/CP về việc thành lập quận Tây Hồ thuộc thành phố Hà Nội trên cơ sở tách 03 phường: Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ của quận Ba Đình và 05 xã: Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng của huyện Từ Liêm cũ. Tổ chức bộ máy của Quận chính thức đi vào hoạt động từ tháng 01/1996. Sau khi điều chỉnh quận Tây Hồ gồm 8 phường và giữ ổn định cho đến ngày nay.
Văn hóa, di tích danh thắng quận Tây Hồ
Tây Hồ là một vùng đất có bề dày lịch sử, luôn gắn liền với sự phát triển của Thăng Long - Hà Nội. Trải qua quá trình dựng nước và giữ nước, các thế hệ nhân dân vùng Tây Hồ luôn mang trong mình truyền thống yêu nước, anh dũng chống giặc ngoại xâm, cần cù sáng tạo trong lao động và xây dựng truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc quê hương.
Trên địa bàn có 63 di tích và dấu tích lịch sử văn hóa từ ngàn đời xưa, góp phần bồi đắp nên tinh hoa văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Tiêu biểu như chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ, chùa Vạn Niên, chùa Tảo Sách, chùa Ức Niên, chùa Kim Liên, đình Yên Phụ, đền Đồng Cổ, đình Phú Gia... Ngoài ra, quận Tây Hồ còn có cả vùng cảnh quan Hồ Tây - một hồ nước ngọt lớn nhất của thủ đô Hà Nội, với diện tích khoảng 526ha được coi là “lá phổi của Thành phố”. Hồ Tây còn là một trong những thắng cảnh đẹp nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội, nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của Kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay. Vẻ đẹp của Hồ Tây là góc lãng mạn nhất trong bức tranh Hà Nội, nơi gặp gỡ, ghi dấu kỷ niệm của biết bao người Hà Nội, nơi níu chân du khách mỗi lần đến thăm Thủ đô.
Thánh thơ Cao Bá Quát qua Hồ Tây cũng phải thốt lên:
Phơi phới lòng xuân khó chủ trì
Tây Hồ xinh đẹp tựa Tây Thi
Sóng êm cỏ biếc hồ thêm vẻ
Má phấn lưng ong gái đến thì…
Hồ Tây là khu vực có hệ thống di sản, di tích đậm đặc. Chỉ riêng khu vực quanh Hồ Tây hiện còn có hơn 20 ngôi đình, đền, chùa được xếp hạng với nhiều di tích nổi tiếng. Cứ mỗi khi xuân về, những di tích ấy thu hút hàng vạn khách thập phương trong và ngoài nước đến vãn cảnh, tham quan lễ chùa. Với lợi thế vị trí độc đáo, hồ Tây gần như bao trọn không gian văn hóa lịch sử gắn liền với nhiều truyền thuyết, các công trình nghệ thuật, kiến trúc, gắn với lịch sử ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. Nơi đã và đang tỏa sáng trở thành khu du lịch nổi tiếng của Thủ đô.
Cảnh đẹp Trấn Quốc hòa chung trong cảnh đẹp Hồ Tây. Đường nét cổ kính như dập dềnh với mây trời, sắc nước, làm cho du khách cảm thấy tâm hồn thanh thản trước không gian rộng mở. Được biết, thời Pháp thuộc, Viện Viễn Đông Bác cổ đánh giá cao chùa Trấn Quốc, xếp hạng là công trình lịch sử đứng thứ 10 trong toàn cõi Đông Dương. Nhà nước ta cũng xếp hạng ngay trong đợt đầu tiên ngày 28/4/1962. Chùa Trấn Quốc - ngôi chùa cổ nhất của Thăng Long - Hà Nội, thực sự là một di sản văn hóa quý của dân tộc, danh thắng của Thủ đô.
Khu vực xung quanh Hồ Tây có nhiều làng xóm tồn tại từ lâu đời, người dân nơi đây có nhiều kinh nghiệm kỹ thuật trồng hoa, cây cảnh, nuôi cá cảnh và các nghề truyền thống phải kể đến như: Trà sen Quảng An, đào Nhật Tân, làng quất cảnh Tứ Liên, làng nghề giấy dó Yên Thái (làng Bưởi)… Hầu hết những làng này đều nằm ở ven Hồ Tây. Dù trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nhưng các làng nghề vẫn đẹp và thu hút khách du lịch khắp nơi, tạo nên nét đẹp rất riêng chỉ có ở quận Tây Hồ.
Với tinh thần quyết tâm xây dựng Quận phát triển toàn diện vững chắc, phát huy thành tích đã đạt được và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, của hệ thống chính trị và các nguồn lực, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân quận Tây Hồ luôn luôn nỗ lực, phấn đấu xây dựng phát triển kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, du lịch gắn với lợi thế của Hồ Tây. Cùng với đó, tập trung xây dựng, tôn tạo nâng cao giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh sắc thiên nhiên, môi trường của Hồ Tây và vùng phụ cận; tiếp tục xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị hiện đại… để thực sự đưa Tây Hồ trở thành một trung tâm dịch vụ - du lịch văn hóa của Thủ đô.
Theo nguồn thông tin tại: http://hanoi.gov.vn