Hải sản Quận Hoàng Mai

Hải sản Tươi sống tại Quận Hoàng Mai Hà Nội với dịch vụ giao hải sản tươi sống đến tận nhà các gia đình tại các phường Đại Kim, Định Công, Giáp Bát, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Lĩnh Nam, Mai Động, Tân Mai, Tương Mai, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Vĩnh Hưng, Yên Sở.

Quận Hoàng Mai được thành lập theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP, ngày 6/11/2003, của Chính phủ. Sự kiện này đánh dấu sự phát triển tất yếu để đẩy mạnh quá trình đô thị hóa Thủ đô theo quy hoạch đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt. Với quận Hoàng Mai, đây là một thời cơ lớn, một vận hội mới để đi lên và phát triển trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Thủ đô và đất nước.

HẢI SẢN TƯƠI SỐNG TẠI QUẬN HOÀNG MAI HÀ NỘI

THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ QUẬN HOÀNG MAI HÀ NỘI

Quận Hoàng Mai được thành lập theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP, ngày 6/11/2003, của Chính phủ. Sự kiện này đánh dấu sự phát triển tất yếu để đẩy mạnh quá trình đô thị hóa Thủ đô theo quy hoạch đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt. Với quận Hoàng Mai, đây là một thời cơ lớn, một vận hội mới để đi lên và phát triển trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Thủ đô và đất nước.

Thông tin chung Quận Hoàng Mai

- Đơn vị: Quận ủy-HĐND-UBND quận Hoàng Mai

- Địa chỉ: Số 8, ngõ 6 phố Bùi Huy Bích, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội

- Số điện thoại: (024) 36332594;    Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

- Diện tích: 40,32km2

- Dấn số: khoảng 364.900 người.  

Các đơn vị hành chính quận gồm 14 phường: Đại Kim, Định Công, Giáp Bát, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Lĩnh Nam, Mai Động, Tân Mai, Tương Mai, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Vĩnh Hưng, Yên Sở.

Về địa lý, Quận nằm ở phía Đông Nam thành phố Hà Nội, phía Đông giáp sông Hồng và quận Long Biên, phía Tây và Nam giáp huyện Thanh Trì, phía Bắc giáp quận Thanh Xuân và quận Hai Bà Trưng. Trải rộng từ Đông sang Tây, được chia làm 3 phần tương đối đều nhau bởi đường Giải Phóng, Tam Trinh (theo trục Bắc - Nam).

Lịch sử hình thành và phát triển Quận Hoàng Mai

Hoàng Mai xưa kia, là một vùng bao la xóm làng và đồng ruộng, sông ngòi và hồ ao, người dân nơi đây sinh sống bằng nghề trồng cây mai lấy quả gọi là quả mơ (mai tiếng Hán có nghĩa là mơ). Vì thế mà vùng này còn có tên nôm là Kẻ Mơ và tên chữ là Cổ Mai. Năm 1390, tướng Trần Khát Chân lập công lớn bắn chết Chế Bồng Nga trên sông Hải Triều (sông Luộc) cứu thành Thăng Long khỏi bị quân Chiêm tàn phá. Ghi nhớ công ơn của vị tướng trẻ tài ba, vua Trần Thuận Tông đã lấy ấp Cổ Mai phong thưởng cho Trần Khát Chân và Trần Hãng. Trải qua bao nhiêu biến thiên của lịch sử, dấu vết thái ấp của Trần Khát Chân vẫn còn lưu giữ đậm nét ở nơi đây. Đó là việc các làng Tương Mai, Khuyến Lương, Yên Duyên thờ Trần Khát Chân làm Thành Hoàng làng.

Cổ Mai nằm liền kề các cửa ô phía Nam của kinh thành Thăng Long. Theo bản đồ tỉnh thành Hà Nội, vẽ năm 1831, ở phía Nam kinh thành còn có các cửa ô Kim Hoa, ô Yên Ninh, ô Thanh Lãng… thuộc huyện Vĩnh Thuận, đó là vành đai bắt đầu của Cổ Mai, tiếp giáp với huyện Thọ Xuân nội thành. 

Trước năm 1960, vùng đất Hoàng Mai vốn thuộc quận 7 ngoại thành Hà Nội. Sau năm 1961, vùng đất Hoàng Mai ngày nay một phần thuộc khu Hai Bà (sau này là quận Hai Bà Trưng), một phần thuộc huyện Thanh Trì của thành phố Hà Nội.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển Thủ đô, ngày 6/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/NĐ-CP về việc về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các quận Long Biên, Hoàng Mai, thành lập các phường trực thuộc quận Long Biên, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Theo Nghị định, thành lập quận Hoàng Mai, gồm 14 phường trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số thuộc 9 xã của huyện Thanh Trì và 5 phường của quận Hai Bà Trưng. 

Hoàng Mai là một quận mới thành lập, nhưng có tốc độ đô thị hoá nhanh, cùng với những lợi thế cơ bản như có đường giao thông thủy chính nối Thủ đô với phương Nam của đất nước, có các đường giao thông quan trọng đi qua: Quốc lộ 1A, 1B, đường vành đai 3, cầu Thanh Trì, đường vành đai 2,5 và đường thủy sông Hồng nối mạch giao thông giữa Hoàng Mai với các tỉnh phía Bắc, phía Tây và phía Nam, quận Hoàng Mai là một trong những quận có vị trí quan trọng về chính trị, quân sự và kinh tế của thủ đô Hà Nội.

Văn hóa, di tích danh thắng Quận Hoàng Mai

Hoàng Mai là vùng đất địa linh nhân kiệt, có lắm người tài, có nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng đất nước đã có đóng góp xứng đáng mà tên tuổi còn lưu danh mãi tới hôm nay, tiêu biểu như: Bùi Xương Trạch (1451-1529) nguyên quán xã Định Công, huyện Thanh Đàm (sau gọi là huyện Hoàng Mai); 42 tuổi đậu Tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1478), làm Thượng Thư chưởng lục hộ kiêm Đô ngự sử, Tế tửu Quốc Tử Giám Thăng Long. Tác giả Quảng văn đình ký. Bùi Huy Bích (1744-1818) người xã Định Công, huyện Hoàng Mai, nhà ở Thịnh Liệt, 26 tuổi đỗ Đinh Nguyên, làm đến Thị lang Lại bộ hành tham tụng. Tác giả Văn tuyển và Thi tuyển. Ở làng Kim Lũ (phường Đại Kim) có dòng họ Nguyễn. Khởi tổ là Nguyễn Công Thể (1683-1757) đỗ Hội Nguyên năm 1715, làm đến Tham tụng, Tế tửu Quốc Tử Giám, có công dàn xếp với nhà Thanh giữ nguyên vẹn đất đai ở biên cương phía Bắc. Thế kỷ XIX, họ Nguyễn có Nguyễn Văn Siêu (1799-1872) giỏi thơ văn được tôn làm Thần Siêu. Ông là tác giả công trình kiến trúc phong cảnh độc nhất vô nhị ở nước ta, đó là Đài Nghiên Tháp Bút bên hồ Hoàn Kiếm.

Đất quận Hoàng Mai không chỉ là quê của nhiều danh nhân văn hóa, trong tiến trình phát triển, Hoàng Mai còn tạo dựng được nhiều nghề truyền thống. Đó là nghề làm quạt ở làng Lủ, nghề dát bạc ở làng Giáp Lục, nghề kim hoàn ở phường Định Công. Tại Định Công hiện có đền thờ ba anh em họ Trần là Tổ của nghề kim hoàn Việt Nam. Trải qua năm tháng, biết gạn lọc tinh hoa, nhiều phường ở quận Hoàng Mai còn chế biến được nhiều món ăn ngon, lâu nay đã trở thành đặc sản nổi tiếng đất Hà Thành, như làng nghề bánh cuốn Thanh Trì, rượu Hoàng Mai, bún Tứ Kỳ, bún ốc Pháp Vân. Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi đã viết trong sách Dư địa chí: Hoàng Mai có rượu tiến vua. Rượu làng Mơ ngon nổi tiếng trong vùng, “Rượu làng Mơ/ Cờ Mộ Trạch” hay “Rượu làng Mơ/ Thơ Kẻ Lủ”. Các phường Hoàng Liệt, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam có nghề trồng hoa, trồng rau sạch; làng cá Yên Sở… Quận Hoàng Mai đang từng bước phát huy thế mạnh, vừa tạo việc làm cho người lao động, vừa góp phần lưu giữ những nét văn hóa truyền thống của địa phương.

Hoàng Mai còn là mảnh đất giàu truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước, được lưu truyền qua sử sách, ở đó còn lưu giữ được nhiều di tích có giá trị về kiến trúc và lịch sử như: Đình Mai Động, chùa Thiên Phúc, chùa Tương Mai, đền Định Công Hạ, chùa Kim Giang, chùa Tứ Kỳ, đình - nghè Mai Động, đình Linh Đàm, đình - chùa Khuyến Lương, chùa Yên Sở… Lăng mộ thờ các danh nhân nổi tiếng Nguyễn Công Thái, Nguyễn Văn Siêu; Khu tưởng niệm nhà cách mạng - Liệt sĩ Hoàng Văn Thụ… Tổng cộng toàn quận có 52/78 di tích được xếp hạng (37 di tích xếp hạng cấp Quốc gia, 15 cấp Thành phố), trong những năm qua, được chính quyền và nhân dân địa phương chăm lo tu bổ, tôn tạo, gìn giữ gắn với giáo dục cho các thế hệ noi theo. 

Phát huy những trang sử hào hùng của mảnh đất vốn giàu truyền thống cách mạng và yêu nước, kể từ ngày thành lập, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Hoàng Mai đã nỗ lực không ngừng, vượt qua mọi khó khăn, lập nên nhiều những thành tích xuất sắc, góp phần cùng với Thủ đô và cả nước giành được những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Theo nguồn thông tin tại: http://hanoi.gov.vn

Tiền Hải là một huyện ven biển thuộc tỉnh Thái Bình, nơi đây không chỉ nổi tiếng vì bãi biển Đồng Châu với hàng phi lao quanh năm rì rào tiếng gió mà còn được nhiều người biết đến với các hồ, ao, đầm, sông, ngòi luôn luôn đầy ắp Tôm, Cua, Cá, Ốc, Mực. Đến với Tiền Hải là đến với những con người thật thà chất phác trong cuộc sống; cần cù sáng tạo trong lao động. Hải sản Tiền Hải Online là cầu nối giao thương hiệu quả giúp người dân Hà Nội dễ dàng tiếp cận với những đồ Hải sản Tươi sống chất lượng cao từ quê hương Tiền Hải Thái Bình.