Hải sản Quận Hoàn Kiếm

Hải sản Tiền Hải chuyên bán các loại Hải sản Tươi sống tại Quận Hoàn Kiếm Hà Nội. Dịch vụ giao hải sản tươi sống tận nhà đến các gia đình tại các phường sau: Cửa Đông, Cửa Nam, Chương Dương, Đồng Xuân, Hàng Bài, Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Hàng Trống, Lý Thái Tổ, Phan Chu Trinh, Phúc Tân, Tràng Tiền, Trần Hưng Đạo.

HẢI SẢN TƯƠI SỐNG TẠI QUẬN HOÀN KIẾM HÀ NỘI

TIM HIỂU VỀ QUẬN HOÀN KIẾM HÀ NỘI

Quận Hoàn Kiếm nằm ở vị trí trung tâm Thủ đô, nơi hội tụ và kết tinh những tinh hoa văn hóa, truyền thống lịch sử của Thăng Long - Hà Nội. Có diện tích nhỏ nhất Thành phố, nhưng quận Hoàn Kiếm là trung tâm chính trị - hành chính, trung tâm thương mại - dịch vụ của thành phố Hà Nội, nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của Thủ đô.

Thông tin chung Quận Hoàn Kiếm

- Đơn vị: Quận ủy-HĐND-UBND quận Hoàn Kiếm

- Địa chỉ: 126 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

- Số điện thoại: (024) 39287630;  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

- Diện tích: 5,29 km2.

- Dân số: 155.900 người.  

- Các đơn vị hành chính quận gồm 18 phường: Cửa Đông, Cửa Nam, Chương Dương, Đồng Xuân, Hàng Bài, Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Hàng Trống, Lý Thái Tổ, Phan Chu Trinh, Phúc Tân, Tràng Tiền, Trần Hưng Đạo.

- Về địa lý, quận Hoàn Kiếm phía Bắc giáp quận Ba Đình tới phố Hàng Đậu làm ranh giới; phía Đông giáp sông Hồng với cả vùng bãi ngoài đê từ Phúc Tân - chợ Long Biên chạy dài đến đường Vạn Kiếp; phía Nam giáp quận Hai Bà Trưng giới hạn bởi các đường phố Hàn Thuyên - Lê Văn Hưu - Nguyễn Du; phía Tây giáp hai quận Ba Đình, Đống Đa, phân cách bởi phố Lý Nam Đế và khu vực ga Hà Nội.

Lịch sử hình thành Quận Hoàn Kiếm

Lịch sử hình thành quận Hoàn Kiếm gắn liền với lịch sử nghìn năm xây dựng và gìn giữ Thăng Long - Hà Nội. Qua tư liệu cũ để lại quận Hoàn Kiếm hiện nay thuộc huyện Thọ Xương xưa, nơi đây là đầu mối giao lưu với “tứ trấn” và cũng là điểm hội tụ nhân tài bách nghệ khắp bốn phương mà tên các phố hôm nay còn ghi đậm dấu ấn Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Đào, Hàng Buồm, Hàng Mã, Hàng Gai…

Trong quá trình phát triển Hà Nội, địa giới của quận Hoàn Kiếm ngày càng mở rộng. Năm 1886, quận Hoàn Kiếm được phát triển về phía Nam hồ Hoàn Kiếm theo kiểu khu phố của người Châu Âu, với hệ thống bàn cờ được hoạch định trước. Đây là một giai đoạn phát triển mới, mang phong cách xây dựng đô thị Châu Âu với nhiều công trình kiến trúc có sắc thái riêng mang nhiều đường nét kiến trúc Pháp.

Từ năm 1954-1961, khu vực này gồm khu phố Hoàn Kiếm, khu phố Đồng Xuân và một phần của khu phố Hàng Cỏ, khu phố Hai Bà. 

Thực hiện chủ trương xây dựng, mở rộng Thủ đô của Bộ Chính trị và Nghị quyết của kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa II, ngày 31/5/1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 78-CP về việc chia các khu vực nội thành và ngoại thành của thành phố Hà Nội. Khi đó, khu phố Hoàn Kiếm gồm có: Khu phố Hoàn Kiếm cũ; Khu phố Đồng Xuân cũ; Các khối 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 15, 16, 17 của khu phố Hàng Cỏ cũ; Các khối 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41 của phu khố Hai Bà cũ.

Sau năm 1975, việc xây dựng phát triển của quận Hoàn Kiếm đẩy mạnh ra phía ngoài đê, hình thành các khu nhà ở tập thể của các cơ quan.

Tháng 1/1981, thực hiện Hiến pháp mới, bộ máy chính quyền thành phố được tổ chức thống nhất thành 3 cấp, khu phố Hoàn Kiếm chính thức gọi là quận Hoàn Kiếm, là cấp trên cơ sở; các tiểu khu đại diện hành chính chuyển thành phường, là cấp chính quyền cơ sở. Theo đó, quận Hoàn Kiếm gồm có 18 phường và giữ ổn định cho đến ngày nay.

Văn hóa và di tích lịch sử Quận Hoàn Kiếm

Đất nước bước sang thời kỳ mở cửa, Hoàn Kiếm cũng thể hiện sự năng động trong cuộc sống mới. Người Hoàn Kiếm vừa nỗ lực giữ gìn và phát huy giá trị quý báu của những di tích văn hóa, lịch sử, vừa nhanh chóng bắt nhịp với cuộc sống mới. Kinh tế phát triển nhanh, mạnh. Các chương trình văn hóa, giáo dục, thể thao, y tế cũng đạt được những kết quả vững chắc, toàn diện. Với vai trò là quận trung tâm, Hoàn Kiếm luôn đảm bảo an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Cùng với thực hiện nghiêm túc duy trì các tuyến phố văn minh đô thị và Kế hoạch 159/KH-UBND ngày 24/8/2016 của UBND Thành phố về tổ chức thí điểm không gian đi bộ khu vực Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận đã tạo ra nét đẹp trong cảnh quan cũng như nét riêng đầy quyến rũ của Hoàn Kiếm. Một thế mạnh nữa của Hoàn Kiếm chính là việc thực hiện hiệu quả công tác văn hóa, thông tin, cổ động, văn hóa văn nghệ vào các ngày lễ lớn, các dịp kỷ niệm của Thủ đô, đất nước, tạo nên dấu ấn, tăng thêm phần phấn khởi, vui tươi cho nhân dân.

Hoàn Kiếm là quận trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của Thủ đô. Với bề dầy truyền thống quý báu, Hoàn Kiếm còn là nơi lưu giữ 190 di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng nổi tiếng như: Quần thể di tích Hồ Gươm - Đền Ngọc Sơn - Đền Bà Kiệu, chùa Quán Sứ, đình Kim Ngân, chùa Báo Ân (chùa Liên Trì), tháp Báo Thiên, đền Vua Lê, cửa Ô Quan Chưởng, Nhà hát Lớn Hà Nội,  nhà tù Hỏa Lò, Quảng trường 19-8, Nhà Thờ Lớn, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, tượng đài Lý Thái Tổ, Bưu điện Hà Nội, Chợ Đồng Xuân... và đình thờ các ông tổ nghề như đình Lò Rèn, đình Hàng Giấy... Quần thể di tích văn hóa lịch sử và di tích cách mạng gắn liền với truyền thống Thủ đô ngàn năm văn hiến đã và đang được Chính quyền Thành phố quan tâm tôn tạo và đây chính là thế mạnh, tiềm năng du lịch văn hóa của Quận, tạo nên sức hút với du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài. 

Nói đến Thăng Long - Hà Nội xưa là nói đến “Băm sáu phố phường” với những đường phố phường nghề có chữ “hàng” ở đầu. Quận Hoàn Kiếm hầu như thâu tóm gần hết những phố “hàng” ấy như Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Mã... Những con phố mà tên gọi đã giúp ta nhận biết dáng dấp của những làng nghề. Khu Phố cổ Hà Nội được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, khu phố cũ đã trở thành cụm di sản đô thị đặc trưng, là tài sản quý giá trong kho tàng di sản văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, nơi đang lưu giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc, nét đẹp truyền thống của người Hà Nội hào hoa, thanh lịch. 

Có thể nói, Hoàn Kiếm là một quận trung tâm của thành phố Hà Nội, có sự kết hợp hài hòa các yếu tố văn hóa trong phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch nên cần có nhiều hơn nữa các chính sách thích hợp để một mặt hòa nhập, tiếp thu được tinh hoa của văn hóa nhân loại, đồng thời phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Với những giá trị lịch sử văn hoá, giá trị không gian đô thị, quần thể kiến trúc tiêu biểu qua các thời kì, quận Hoàn Kiếm đã mang trong mình bản sắc văn hóa tiêu biểu của Hà Nội - nơi hồn thiêng sông núi, hội tụ nhân tài và tỏa sáng về văn hóa truyền thống Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Phát huy lợi thế là một trong bốn quận trung tâm của Thủ đô, thời gian qua Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân quận Hoàn Kiếm đã đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu để quận ngày càng giàu đẹp, văn minh hơn, xứng đáng là quận trung tâm, là trái tim của trái tim cả nước.

Theo nguồn thông tin tại: http://hanoi.gov.vn

Tiền Hải là một huyện ven biển thuộc tỉnh Thái Bình, nơi đây không chỉ nổi tiếng vì bãi biển Đồng Châu với hàng phi lao quanh năm rì rào tiếng gió mà còn được nhiều người biết đến với các hồ, ao, đầm, sông, ngòi luôn luôn đầy ắp Tôm, Cua, Cá, Ốc, Mực. Đến với Tiền Hải là đến với những con người thật thà chất phác trong cuộc sống; cần cù sáng tạo trong lao động. Hải sản Tiền Hải Online là cầu nối giao thương hiệu quả giúp người dân Hà Nội dễ dàng tiếp cận với những đồ Hải sản Tươi sống chất lượng cao từ quê hương Tiền Hải Thái Bình.