Hải sản Quận Hai Bà Trưng
Hải sản Tươi sống tại Quận Hai Bà Trưng Hà Nội với dịch vụ giao hải sản tươi sống đến tận nhà các gia đình tại phường Nguyễn Du, Lê Đại Hành, Bùi Thị Xuân, Phố Huế, Ngô Thì Nhậm, Phạm Đình Hổ, Đồng Nhân, Đống Mác, Bạch Đằng, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Cầu Dền, Bách Khoa, Quỳnh Lôi, Bạch Mai, Quỳnh Mai, Vĩnh Tuy, Minh Khai, Trương Định, Đồng Tâm.
HẢI SẢN TƯƠI SỐNG TẠI QUẬN HAI BÀ TRƯNG HÀ NỘI
TÌM HIỂU THÔNG TIN VỀ QUẬN HAI BÀ TRƯNG HÀ NỘI
Thông tin chung quận Hai Bà Trưng
- Đơn vị: Quận ủy-HĐND-UBND quận Hai Bà Trưng
- Địa chỉ: số 33, đường Đại Cồ Việt, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Số điện thoại: (024) 39780364, Fax: (024) 39780364
- Diện tích: 10,09km2.
- Dấn số: 315.900 người.
- Các đơn vị hành chính: Quận Hai Bà Trưng có 20 phường gồm: Nguyễn Du, Lê Đại Hành, Bùi Thị Xuân, Phố Huế, Ngô Thì Nhậm, Phạm Đình Hổ, Đồng Nhân, Đống Mác, Bạch Đằng, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Cầu Dền, Bách Khoa, Quỳnh Lôi, Bạch Mai, Quỳnh Mai, Vĩnh Tuy, Minh Khai, Trương Định, Đồng Tâm.
Phía Bắc giáp quận Hoàn Kiếm (từ phố Nguyễn Du - Lê Văn Hưu - Hàn Thuyên kéo dài đến đầu phố Trần Hưng Đạo - dốc Vạn Kiếp); phía Đông giáp sông Hồng (từ đoạn dốc Vạn Kiếp đến phường Thanh Trì (quận Hoàng Mai); phía Tây giáp quận Đống Đa và Thanh Xuân (theo trục đường Lê Duẩn - Giải Phóng); phía Nam giáp huyện Thanh Trì.
Lịch sử hình thành quận Hai Bà Trưng
Quận Hai Bà Trưng, trước đây vốn là một phần đất của huyện Thọ Xương cũ gồm các tổng Hậu Nghiêm, Tả Nghiêm, Tiền Nghiêm và một số xã của huyện Thanh Trì, thuộc trấn Sơn Nam Thượng.
Trong quá trình phát triển Hà Nội, địa giới của quận Hai Bà Trưng ngày càng mở rộng. Năm 1935, địa giới hành chính nội thành mới đến đường Đại Cồ Việt ngày nay. Năm 1945, mở rộng đến phố Đại La. Năm 1954, sau khi thủ đô Hà Nội được giải phóng, để tránh xáo trộn ở nội thành, thành phố vẫn duy trì những đơn vị hành chính do Pháp để lại, gồm 4 quận: Quận I, II, III, IV và 34 khu, mỗi quận có từ 8-9 khu. Đến năm 1959, tên gọi Hai Bà Trưng được đặt cho 1 trong 8 khu phố nội thành. Ngày 31/5/1961, Chính phủ ra Quyết định số 78/CP thành lập khu phố Hai Bà Trưng, lúc này khu phố Hai Bà Trưng được chia thành 51 khối. Năm 1974, HĐND Thành phố bỏ khối, lập tiểu khu. Hai Bà Trưng gồm 51 tiểu khu, đến năm 1979 để giảm bớt đầu mối hành chính, khu phố Hai Bà Trưng còn 22 tiểu khu. Tháng 6/1981, khu phố Hai Bà Trưng được đổi tên thành quận Hai Bà Trưng và 22 tiểu khu thành 22 phường gồm: Nguyễn Du, Lê Đại Hành, Bùi Thị Xuân, Phố Huế, Ngô Thì Nhậm, Phạm Đình Hổ, Đồng Nhân, Đống Mác, Bạch Đằng, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Cầu Dền, Bách Khoa, Quỳnh Lôi, Bạch Mai, Quỳnh Mai, Vĩnh Tuy, Minh Khai, Trương Định, Đồng Tâm, Giáp Bát, Tương Mai.
Ngày 2/6/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 173-HĐBT, thành lập phường Mai Động thuộc quận Hai Bà Trưng trên cơ sở điều chỉnh diện tích và nhân khẩu của thôn Mai Động và xóm Mơ Táo của xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì. Sau khi điều chỉnh, quận Hai Bà Trưng có 23 phường.
Ngày 14/3/1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 42-HĐBT, thành lập thêm phường Tân Mai trên cơ sở tách từ phường Giáp Bát. Sau khi điều chỉnh, quận Hai Bà Trưng có 24 phường.
Tháng 10/1990, xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì được sáp nhập vào quận Hai Bà Trưng và đổi thành phường Hoàng Văn Thụ. Sau khi điều chỉnh, quận Hai Bà Trưng có 25 phường.
Để xây dựng và phát triển thủ đô lên tầm cao mới, ngày 6/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập quận Hoàng Mai, theo đó, quận Hai Bà Trưng chuyển 5 phường: Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ, Mai Động, Tân Mai, Tương Mai thuộc quận Hoàng Mai, lúc này quận Hai Bà Trưng còn 20 phường.
Qua nhiều biến động, đổi thay, các “khu phố” được đổi tên thành “quận” và được đặt tên theo địa danh thì vẫn chỉ có một quận duy nhất đặt và gọi theo tên nhân danh: Hai Bà Trưng.
Văn hóa và di tích lịch sử quận Hai Bà Trưng
Trải qua hàng nghìn năm lao động giữ gìn và xây dựng đất nước; người dân quận Hai Bà Trưng cần cù sáng tạo, dựng nên những công trình về văn hóa - lịch sử, đó là những giá trị tinh hoa quý báu của truyền thống vẻ vang từ một thời đại xa xưa trong lịch sử, để lại đến ngày nay cho không chỉ của quận Hai Bà Trưng, mà còn là của thủ đô Hà Nội và cả nước.
Là cửa ngõ phía Nam của kinh thành Thăng Long xưa, nên quận Hai Bà Trưng vẫn còn lưu giữ dấu tích của 3 cửa ô quan trọng: là ô Đồng Lầm, còn gọi là ô Kim Liên ở chỗ ngã tư đường Kim Liên-Đại Cồ Việt; ô Cầu Dền, còn gọi là ô Thịnh Yên ở cuối phố Huế giáp phố Bạch Mai; ô Đống Mác tức là ô Lương Yên, ở ngã ba Lò Đúc-Trần Khát Chân. Cùng với di tích đền thờ Trưng Nữ Vương, quận còn có di tích “Đàn Nam Giao”, nơi các vị hoàng đế ở Hoàng Thành xưa thường xuyên nghi giá đến và cử hành quốc lễ, cầu mong quốc thái dân an. Trên địa bàn quận hiện còn lưu giữ những di tích quý giá đang được trùng tu, tôn tạo: di tích Chùa Vua (Đế Thích) với lễ hội đánh cờ độc đáo; chùa Sét (Đại Bi) trong hệ thống Tứ Pháp quý giá; chùa Liên Phái, Châu Tiên, Nga My, Hộ Quốc… với những tác phẩm điêu khắc, kiến trúc nghệ thuật cổ kính; các di tích đình đền Mai Động, Cơ Xá, Tương Mai gắn bó cùng với sự tích các danh tướng, danh thần thời Trưng Vương, nhà Lý, nhà Trần: Đô Tam Trinh, Lý Thường Kiệt, Trần Khát Chân… Lịch sử cách mạng cũng để lại trên địa bàn quận những chứng tích và di tích sống động, tiêu biểu là di tích cách mạng 152 Bạch Mai, Khu tưởng niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ, Khu tưởng niệm nạn đói năm 1945, Di tích lịch sử cách mạng kháng chiến 18 Nguyễn Du... Điều đặc biệt quý giá mà không phải vùng đất nào cũng có được là từ năm 1945 đến năm 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hơn 20 lần về thăm và làm việc với quận. Hơn 100 di tích lịch sử - văn hoá và cách mạng - kháng chiến, trong đó có hơn 40 di tích xếp hạng, là một kho tàng vô giá mà lịch sử và cách mạng đã tạo ra và để lại cho quận Hai Bà Trưng.
Phát huy truyền thống của vùng đất còn lưu giữ nhiều dấu tích quý giá cũng như tình cảm thiêng liêng của Bác Hồ dành cho quận, cán bộ và nhân dân Hai Bà Trưng hôm nay đã, đang quyết tâm phấn đấu lao động, học tập và rèn luyện để đưa quận tiến lên mạnh mẽ, vững chắc trong nhịp sống mới hiện đại, góp phần xây dựng Thủ đô yêu dấu ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Theo nguồn thông tin tại: http://hanoi.gov.vn