Hải sản Quận Cầu Giấy
Hải sản Tiền Hải chuyên cung cấp Hải sản Tươi sống tại Quận Cầu Giấy Hà Nội với dịch vụ giao hải sản tươi sống đến tận nhà các gia đình tại các phường Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa.
Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây, là một trong cửa ngõ quan trọng của thủ đô Hà Nội. Từ xa xưa, mọi người biết đến đó là một vùng quê giàu truyền thống văn hóa, hiếu học và khoa bảng, có nếp sống văn minh, thanh lịch mang đậm đà bản sắc Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Nơi đây chính là một trong “Tứ danh hương: Mỗ-La-Canh-Cót” của đất kinh kỳ Thăng Long xưa.
HẢI SẢN TƯƠI SỐNG TẠI QUẬN CẦU GIẤY HÀ NỘI
TÌM HIỂU THÔNG TIN VỀ QUẬN CẦU GIẤY HÀ NỘI
Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây, là một trong cửa ngõ quan trọng của thủ đô Hà Nội. Từ xa xưa, mọi người biết đến đó là một vùng quê giàu truyền thống văn hóa, hiếu học và khoa bảng, có nếp sống văn minh, thanh lịch mang đậm đà bản sắc Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Nơi đây chính là một trong “Tứ danh hương: Mỗ-La-Canh-Cót” của đất kinh kỳ Thăng Long xưa.
Thông tin chung Quận Cầu Giấy
- Đơn vị: Quận ủy-HĐND-UBND quận Cầu Giấy
- Địa chỉ: 36 đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
- Số điện thoại: (024) 38332680; Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Diện tích: 12,04km2
- Dấn số: khoảng 251.801 người.
- Các đơn vị hành chính quận gồm 8 phường: Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa.
- Về địa lý, quận nằm ở phía Tây của thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm, phía Đông giáp quận Đống Đa và quận Ba Đình, phía Nam giáp quận Thanh Xuân, phía Tây giáp quận Nam Từ Liêm.
Lịch sử hình thành Quận Cầu Giấy
Theo lịch sử ghi lại, trước kia, Cầu Giấy là một phần của huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Từ năm 1831, thời nhà Nguyễn thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Sau giải phóng Thủ đô năm 1954 thuộc quận VI ngoại thành Hà Nội. Đến năm 1961, Hà Nội mở rộng địa giới, xóa bỏ các quận, lập ra 4 khu phố nội thành và 4 huyện ngoại thành, từ đó huyện Từ Liêm được lập lại, gồm đất hai quận V và VI, dân cư sống tập trung tại các vùng như: Vùng Kẻ Bưởi (nay là Nghĩa Đô, Nghĩa Tân); Vùng Kẻ Vòng (nay là Dịch Vọng, Mai Dịch); Vùng Kẻ Cót-Giấy (nay là Quan Hoa, Yên Hòa); Vùng Đàn Kính Chủ (nay là Trung Hòa).
Ngày 22/11/1996, Chính phủ Việt Nam ra Nghị định 74-CP về việc thành lập quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy, thành lập và đổi tên một số phường thuộc thành phố Hà Nội. Theo nghị định, quận Cầu Giấy được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 4 thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa thuộc huyện Từ Liêm. Vì trùng tên với quận nên thị trấn Cầu Giấy phải đổi tên thành phường Quan Hoa. Do đó, quận gồm 7 đơn vị hành chính trực thuộc là: Quan Hoa, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch, Dịch Vọng, Yên Hòa và Trung Hòa.
Theo Nghị định số 02/2005/NĐ-CP ngày 05/01/2005 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập phường thuộc các quận Ba Đình, Cầu Giấy và thành lập thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Khi đó, phường Dịch Vọng Hậu được thành lập thuộc quận Cầu Giấy trên cơ sở điều chỉnh 52,88ha diện tích tự nhiên và 8.684 nhân khẩu của phường Quan Hoa, điều chỉnh 94,84ha diện tích tự nhiên và 11.281 nhân khẩu của phường Dịch Vọng. Như vậy, quận Cầu Giấy có 8 phường: Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa.
Văn hóa và di tích lịch sử Quận Cầu Giấy
Khi mới thành lập, Cầu Giấy là một quận đan xen giữa đô thị và nông thôn, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế còn nghèo nàn, cơ sở hạ tầng yếu. Kể từ khi Hà Nội mở rộng về phía Tây, Cầu Giấy là quận nội thành với kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng văn minh hiện đại. Kinh tế phát triển nhanh và khá toàn diện, tạo được sự chuyển dịch quan trọng về cơ cấu kinh tế, từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp, nay đã chuyển theo đúng định hướng mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ V nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra là Dịch vụ - Thương mại và Công nghiệp - Xây dựng. Văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển mạnh mẽ; Giáo dục được ưu tiên phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng theo hướng chuẩn hóa; Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ. Tăng cường củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Xây dựng Đảng bộ, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân các cấp trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển quận trong thời kỳ mới.
Quận đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, phát huy những tiềm năng sẵn có, huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn dân, kinh tế của quận có tốc độ tăng trưởng nhanh, chất lượng ngày càng cao theo hướng bền vững, cơ cấu kinh tế hợp lý, củng cố và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, hộ gia đình tạo việc làm ổn định cho người lao động.
Cầu Giấy là vùng đất cổ, từ xa xưa đã giữ một vị trí chiến lược quan trọng của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Nơi đây tập trung nhiều làng nghề truyền thống như: làng Giấy (Thượng Yên Quyết) làm giấy phất quạt, gói hàng; Làng Cót - Yên Hòa (Hạ Yên Quyết) làm giấy bản, giấy moi, quạt giấy; Làng Nghĩa Đô (làng Nghè) chuyên sản xuất kẹo mạch nha; Vùng Bưởi có nghề dệt lụa, gấm, làm giấy; Làng Vòng (Dịch Vọng Hậu) làm cốm, Cốm Vòng nổi tiếng tới bây giờ; Làng Giàn có nghề làm hương. Nhân dân vùng Cầu Giấy có truyền thống hiếu học, là một trong những cái nôi văn hiến, nhiều người học giỏi đỗ cao như: Hoàng Quán Chí đỗ đệ nhất học sinh đời Trần, Nguyễn Quang Minh đỗ đệ nhất học sinh đời nhà Hồ đều ở Làng Cót (Yên Hòa), ở phường Dịch Vọng có Nguyễn Sần còn gọi là Nguyễn Tiên đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ thời Lê (năm 1554)…
Trên địa bàn Quận hiện có 64 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó: 15 đình; 16 chùa; còn lại là đền, miếu, dòng họ. Tiêu biểu như ở Nghĩa Đô có Đình làng Nghè thờ tướng quân Trần Công Tích đã có công chống quân xâm lược nhà Tống (thời vua Lê Đại Hành 980 - 1005) và miếu thờ hai chị em họ Lê có công giúp vua Lê Đại Hành phá quân Tống (năm 981). Chùa Dụ Ân ở làng Bái Ân (Nghĩa Đô) là nơi tu hành và dạy học của vị tông thất nhà Lý là Lý Công Ẩn (tiêu biểu nhất trong số các học trò của cụ là Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt). Ở Dịch Vọng Tiền (nay là địa phận phường Quan Hoa) có chùa Hoa Lăng thờ mẹ thiền sư Từ Đạo Hạnh, người dạy dỗ nuôi dưỡng Lý Thái Tổ (tức Lý Công Uẩn). Ở phường Dịch Vọng có chùa Hà là di tích lịch sử văn hóa và di tích cách mạng, được xây dựng năm 1680. Chùa Thánh Chúa ở Dịch Vọng Hậu một thắng cảnh gắn liền với lịch sử của triều đại vua Lý Thánh Tông
Kế thừa và phát huy truyền thống hào hùng của vùng đất có bề dày lịch sử, từ ngày thành lập quận đến nay, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân quận Cầu Giấy đã nêu cao tinh thần đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn xây dựng quận không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, quyết tâm thực hiện thắng lợi các chương trình đã đề ra, tất cả vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Theo nguồn thông tin tại: http://hanoi.gov.vn