Hải sản Quận Ba Đình
Hải sản Tiền Hải nhận cung cấp các loại Hải sản Tươi sống tại Quận Ba Đình Hà Nội, Dịch vụ giao hải sản tươi sống tận nhà đến các gia đình tại các phường sau: Phường Ngọc Hà, Đội Cấn, Cống Vị, Quán Thánh, Phúc Xá, Nguyễn Trung Trực, Trúc Bạch, Điện Biên, Thành Công, Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Khánh, Liễu Giai, Vĩnh Phúc.
HẢI SẢN TƯƠI SỐNG TẠI QUẬN BA ĐÌNH HÀ NỘI
Tìm hiểu thông tin chi tiết về quận Ba Đình Hà Nội:
Quận Ba Đình, một vùng đất “địa linh, nhân kiệt”, giữ vị trí trọng yếu của Kinh thành Thăng Long xưa và hiện nay là Trung tâm hành chính - chính trị quốc gia, là niềm tự hào của các thế hệ người Việt Nam và thủ đô Hà Nội.
Thông tin chung về quận Ba Đình Hà Nội
- Đơn vị: Quận ủy-HĐND-UBND quận Ba Đình
- Địa chỉ: 25 phố Liễu Giai, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
- Số điện thoại: 024.37625079
- Diện tích: 9,248km2.
- Dấn số: 225.282 người. Mật độ dân số: 24.360 người/km2.
- Các đơn vị hành chính 14 phường gồm: Ngọc Hà, Đội Cấn, Cống Vị, Quán Thánh, Phúc Xá, Nguyễn Trung Trực, Trúc Bạch, Điện Biên, Thành Công, Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Khánh, Liễu Giai, Vĩnh Phúc.
- Quận Ba Đình phía Bắc giáp quận Tây Hồ, phía Đông giáp quận Hoàn Kiếm, phía Nam giáp quận Đống Đa, phía Tây giáp quận Cầu Giấy.
Lịch sử hình thành và phát triển Quận Ba Đình Hà Nội
Quận Ba Đình nằm trên nền đất xưa vốn thuộc tổng Hữu Nghiêm (sau đổi là Yên Hòa), huyện Thọ Xương và các tổng Yên Thành, Nội, Thượng, Trung, huyện Vĩnh Thuận. Trong đó có 12 thôn của tổng Yên Thành, 3 trong 7 phường của tổng Thượng, 9 trại của tổng Nội, 5 trong 6 phường của tổng Trung, 1 trong 7 phường của tổng Hạ. Từ những hiện vật, di chỉ khảo cổ được tìm thấy (nhất là tại khu vực Hoàng Thành, hồ Giảng Võ, hồ Ngọc Khánh…) minh chứng nơi đây đã có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, từng được chọn xây cất cung điện của các triều đại xưa như Lý, Trần, Lê.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Ba Đình được đặt tên cho vườn hoa tại ngã sáu phía sau vườn Bách Thảo. Trên mảnh đất này, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đưa đất nước ta vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội. Năm 1954, sau khi thủ đô Hà Nội được giải phóng, đến năm 1959, tên gọi Ba Đình được đặt cho một trong 8 khu phố nội thành. Ngày 31/5/1961, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập khu phố Ba Đình trên cơ sở sáp nhập các khu phố Trúc Bạch, Ba Đình và 3 xã nông nghiệp ngoại thành thuộc khu vực phía nam Hồ Tây. Thời kỳ này, Ba Đình được chia thành 50 khối; tháng 5/1968 sáp nhập thành 35 tiểu khu. Năm 1981, khu phố Ba Đình đổi thành quận Ba Đình gồm 15 phường. Thực hiện Nghị định 69/CP ngày 28/10/1995, các phường: Bưởi, Thuỵ Khuê, Yên Phụ chuyển sang thuộc quận Tây Hồ. Ngày 05/01/2005, Chính phủ ra Nghị định số 02/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới các phường: Ngọc Hà, Cống Vị, Ngọc Khánh và thành lập thêm 2 phường mới là Liễu Giai và Vĩnh Phúc.
Năm 1010, khi vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên là Thăng Long, vùng đất Ba Đình đã được chọn là nơi xây dựng Hoàng Thành và cung điện của triều đình phong kiến, là vị trí trọng yếu của kinh thành Thăng Long xưa. Trải qua hơn 10 thế kỷ, đến nay, Ba Đình vẫn luôn được xem là vùng đất địa linh nhân kiệt - trung tâm hành chính, chính trị của quốc gia, là nơi diễn ra các sự kiện trọng đại trong hoạt động đối nội, đối ngoại của Nhà nước. Vinh dự nhiều trọng trách lớn. Chính vì thế trong bất kỳ hoàn cảnh nào Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong quận luôn sát cánh bên nhau hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế - xã hội được giao.
Văn hóa, di tích, danh thắng tại Quận Ba Đình Hà Nội
Trong cái nôi của nền văn minh sông Hồng, những cư dân của Ba Đình đã xây dựng được cho mình một bản sắc văn hóa làm nên một mảnh đất lịch sử với những di tích, danh thắng tiêu biểu của Thủ đô đã góp phần điểm tô cho một Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Đó là di tích Hoàng Thành, đền Quán Thánh, đền Voi Phục, chùa Một Cột, cột cờ Hà Nội, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng hàng trăm di tích lịch sử văn hóa khác.
Một trong những di tích đã trở thành biểu tượng của kinh thành Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, đó là chùa Một Cột, được xây dựng năm 1049 đời vua Lý Thái Tông. Kiến trúc chùa được tạo dáng theo kiểu hình vuông, mỗi chiều 3 mét, mái cong, đặt trên một cột đá hình trụ đường kính 1,2 mét, cao 4 mét - nên gọi là Chùa Một cột. Phần chính của chùa là hệ thống những thanh gỗ lớn tạo thành khung kiên cố. Nhìn tổng quan ngôi chùa có hình tượng giống một đóa sen mọc lên từ mặt hồ nhỏ hình vuông có lan can xây bằng gạch bao quanh, có tên là hồ Linh Chiểu. Vì thế cửa chùa còn treo bức hoành chạm ba chữ “Liên hoa đài” - đài hoa sen - để gợi hình tượng ngôi chùa và việc khi xưa vua Lý nằm mộng rồi cho xây chùa.
Di tích lịch sử - văn hóa nằm trên đường Điện Biên Phủ là biểu tượng của niềm tự hào in đậm trong trái tim mỗi người Việt Nam, đó là Cột Cờ Hà Nội. Đây là một di tích thời Nguyễn còn tương đối nguyên vẹn gồm ba tầng đế, thân cột hình trụ và lầu vọng canh bát giác, được xây từ năm 1805 trên phần đất phía Nam của Hoàng thành Thăng Long, cửa vào còn đề hai chữ “Kỳ Đài”. Toàn bộ Cột cờ có chiều cao 33,4m, kể cả trục treo cờ là trên 41m. Cột cờ (hay Kỳ đài) là kết tinh của thành quả lao động sáng tạo của nhân dân, đánh dấu sự phát triển của lịch sử ngành kiến trúc và xây dựng Việt Nam; là một trong những biểu tượng của Thủ đô - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Hình tượng Cột cờ thường được chọn làm biểu tượng trên nhiều ấn phẩm văn hóa của Thăng Long - Hà Nội. Vào những ngày lễ tết, người người ở mọi vùng miền tổ quốc khi đến thăm thủ đô Hà Nội lại được chiêm ngưỡng lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngạo nghễ trên nóc Kỳ đài.
Khu di tích Phủ Chủ tịch, Lăng Bác và Bảo tàng Hồ Chí Minh tạo thành một quần thể di tích kỳ vĩ giữa lòng Thủ đô Hà Nội với tên gọi Quần thể di tích lịch sử, văn hóa Ba Đình. Trong suốt những năm qua, nơi đây luôn hội tụ đồng bào từ khắp mọi miền của Tổ quốc về để bày tỏ tình cảm kính yêu đối với Bác Hồ và quyết tâm đi theo con đường mà Đảng và Bác đã lựa chọn. Bạn bè quốc tế đến đây để được chiêm ngưỡng người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh.
Ba Đình là vùng đất có nhiều di tích lịch sử - văn hóa và di tích cách mạng. Ngoài những công trình mang tính tiêu biểu, trên địa bàn quận Ba Đình hầu như phường nào cũng có những di tích hoặc cả một quần thể di tích: phường Giảng Võ có đình Giảng Võ, chùa Lưu Ly; phường Điện Biên có khu thành cổ Hà Nội, chùa Thanh Ninh; phường Đội Cấn có chùa Bát Tháp; phường Ngọc Hà có đình Vĩnh Phúc, chùa Bát Mẫu, đền Đống Nước; phường Nguyễn Trung Trực có đình Giai Cảnh, chùa Phúc Lâm; phường Trúc Bạch có đền Cẩu Nhi, chùa Châu Long... Nghiên cứu các di tích lịch sử - văn hóa nghệ thuật trên địa bàn quận cùng tư liệu văn bản ghi chép về giá trị truyền thống giầu tính nhân văn, những nhân vật lịch sử đã trở thành các vị thần, thành hoàng làng, các công trình kiến trúc nghệ thuật cũng đã góp phần làm rõ quá trình lịch sử đấu tranh và phát triển của Thủ đô.
Phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng. Ba Đình đang ngày càng phát triển, xứng đáng với tầm vóc, vị thế của một quận là trung tâm hành chính, chính trị của quốc gia, với danh hiệu cao quý Anh hùng LLVT nhân dân, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới do Đảng và Nhà nước trao tặng.
Theo nguồn thông tin tại: http://hanoi.gov.vn