Hải sản Huyện Đông Anh

Hải sản Tươi sống tại huyện Đông Anh Hà Nội với dịch vụ giao hải sản tươi sống đến tận nhà các gia đình tại các Bắc Hồng, Cổ Loa, Dục Tú, Đại Mạch, Đông Hội, Hải Bối, Nguyên Khê, Tầm Xá, Tiên Dương, Thụy Lâm, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn

Đông Anh là một huyện ngoại thành, ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ và du lịch đã được Chính phủ và Thành phố phê duyệt, là đầu mối giao thông quan trọng nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc.

HẢI SẢN TƯƠI SỐNG TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH HÀ NỘI

TÌM HIỂU VỀ HUYỆN ĐÔNG ANH HÀ NỘI

Thông tin chung huyện Đông Anh

- Đơn vị: HĐND-UBND huyện Đông Anh

- Địa chỉ: Số 66, đường Cao Lỗ, Thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội

- Điện thoại: (04)38. 832. 381

- Diện tích: 18.230 ha (182,3 km²).

- Dân số: khoảng 327.500 người (2008).

- Các đơn vị hành chính  gồm 1 thị trấn và 23 xã: Thị trấn Đông Anh; Các xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Dục Tú, Đại Mạch, Đông Hội, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tầm Xá, Tiên Dương, Thụy Lâm, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn.

Lịch sử hình thành và phát triển huyện Đông Anh

Huyện Đông Anh là vùng đất có bề dày về truyền thống và lịch sử văn hóa, nơi lưu giữ những giá trị của một nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Xưa kia Đông Anh có tên là Đông Khê, thuộc phủ Từ Sơn của tỉnh Bắc Ninh, được nhập phần lớn vào tỉnh Phù Lỗ (được thành lập ngày 6/10/1901). Ngày 10/4/1903, huyện Đông Khê đổi tên thành huyện Đông Anh.

Đến năm 1904, tỉnh Phù Lỗ đổi tên thành tỉnh Phúc Yên thì huyện Đông Anh thuộc tỉnh Phúc Yên. Thời kỳ 1913-1923 thuộc tỉnh Vĩnh Yên. Thời kỳ 1923-1950 thuộc tỉnh Phúc Yên. Thời kỳ 1950-1961 thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 20/4/1961: huyện Đông Anh (gồm 16 xã) sáp nhập vào Hà Nội. Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, đến ngày 31-5-1961, Đông Anh trở thành huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Ngày 13/10/1982 thành lập thị trấn Đông Anh. Thị trấn có diện tích 797,2 ha, gồm đất của 4 xã Tiên Dương, Uy Nỗ, Nguyên Khê, Xuân Nộn.

Khi nhắc đến huyện Đông Anh, người ta thường nghĩ ngay đến Cổ Loa thành - nơi từng hai lần được chọn làm kinh đô của các triều đại phong kiến mà cụ thể là thời An Dương Vương (thế kỷ III trước CN) và Ngô Quyền (thế kỷ X). Ngày nay, nhiều thôn làng ở Đông Anh còn lưu giữ được những di tích lịch sử, những lễ hội truyền thống phản ánh rõ quá trình đấu tranh dựng và giữ nước của dân tộc. Không chỉ vậy, nơi đây còn bảo tồn và phát huy được nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống có giá trị như ca trù Lỗ Khê, rối nước Đào Thục, tuồng cổ Cổ Loa… Trong quá khứ cách mạng hào hùng, người dân Đông Anh luôn nêu rõ tinh thần đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm. Ngay từ năm 1940, nơi đây đã là an toàn khu của Trung ương Đảng, là vùng hoạt động bí mật của các đồng chí lãnh đạo như Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh… Ngày 10/04/2001, nhân dân và các lực lượng vũ trang huyện đã vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Phát huy tinh thần cách mạng, ngày nay Đông Anh đang tiến những bước vững chắc trên con đường phát triển.

Với nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, Đông Anh đang là huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh, có nhiều công trình trọng điểm của trung ương và thành phố. Phát huy truyền thống anh hùng, tăng cường xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh và hệ thống chính trị vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, hình thành các khu đô thị, các trung tâm thương mại dịch vụ, các khu công nghiệp tập trung, các vùng sản xuất nông nghiệp chất lượng cao tạo bước phát triển toàn diện, bền vững về kinh tế - văn hóa - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, xây dựng huyện Đông Anh giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Văn hóa - Di tích danh thắng huyện Đông Anh

 Đông Anh có 6 lễ hội chính gồm: Hội đền An Dương Vương hay gọi là Hội Cổ Loa; Lễ hội kén rể làng Đường Yên; Lễ hội rước vua Đền Sái; Hội làng Dục Nội; Hội làng Xuân Nộn;  Hội làng Xuân Trạch

6 di tích cánh mạng: Dốc Vân; Bia Viên Nội; Cây gạo Ba Đê; Bia Ngọc Giang; Địa đạo Nam Hồng; Quán cơm cụ Nguyễn Thị Thanh. 3 di tích lịch sử văn hóa là: Đền Lê Xá; Nhà thờ họ Trịnh; Cụm di tích đền chùa Thái Bình

Bên cạnh đó, Đông Anh còn có làng nghề truyền thống nổi tiếng Vân Hà, nằm ở phía Đông Bắc Huyện Đông Anh, tiếp giáp với Huyện Từ Sơn - Tỉnh Bắc Ninh. Vân Hà tự hào là một vùng quê văn hiến có nhiều Thám hoa, Tiến sỹ đỗ đạt làm quan phụng sự nước nhà trong các giai đoạn lịch sử. Các thôn của Vân Hà đều có nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ cổ truyền nhưng trong đó phải kể đến làng nghề Thiết Úng có lịch sử phát triển lâu đời hơn cả. Vân Hà còn bảo tồn được hệ thống di tích lịch sử văn hoá khá phong phú nhưng cái đáng quý nhất ở đây là các mảng chạm khắc trong di tích có tuổi đời vài trăm năm còn gìn giữ được đến ngày nay đều của nghệ nhân Vân Hà như đình, chùa Thiết Úng, nhà thờ họ Đỗ, nhà thờ họ Đồng. Đó là dấu ấn một thời của nghệ nhân xưa đã gửi gắm cả tấm lòng mình, thổi hồn vào những bức tranh sống động để rồi lớp con cháu ngày nay tự mình suy ngẫm với niềm tự hào về quê hương - một làng nghề truyền thống.

Theo nguồn thông tin tại: http://hanoi.gov.vn

Tiền Hải là một huyện ven biển thuộc tỉnh Thái Bình, nơi đây không chỉ nổi tiếng vì bãi biển Đồng Châu với hàng phi lao quanh năm rì rào tiếng gió mà còn được nhiều người biết đến với các hồ, ao, đầm, sông, ngòi luôn luôn đầy ắp Tôm, Cua, Cá, Ốc, Mực. Đến với Tiền Hải là đến với những con người thật thà chất phác trong cuộc sống; cần cù sáng tạo trong lao động. Hải sản Tiền Hải Online là cầu nối giao thương hiệu quả giúp người dân Hà Nội dễ dàng tiếp cận với những đồ Hải sản Tươi sống chất lượng cao từ quê hương Tiền Hải Thái Bình.