Cửa hàng Hải sản Tươi sống
Cửa hàng (siêu thị) hải sản tươi sống là nơi trưng bày các loại hải sản được đánh bắt trong ngày bởi các ngư dân đi biển hoặc thu gom từ các hộ gia đình có hồ, ao, đầm tôm cá đến ngày thu hoạch. Cửa hàng, siêu thị hải sản tươi sống giúp người dân tại khu vực kinh doanh dễ dàng tìm mua những loại hải sản tươi ngon cho bữa ăn gia đình.
Để mở cửa hàng, siêu thị bán hải sản tươi sống tại Hà Nội, nhà đầu tư cần chú ý đến các yếu tố quan trọng sau đây:
- Lựa chọn được nguồn cung cấp Hải sản Tươi sống có Uy tín và Chất lượng
Nguồn hàng hải sản là một trong những vấn đề mấu chốt giúp bạn thành công trong việc kinh doanh cửa hàng hải sản. Để có được nguồn hàng ổn định và chất lượng đảm bảo, hãy lấy tại nơi đánh bắt hoặc nuôi trồng.
Nếu ở Hà Nội hoặc những tỉnh phía Bắc không có biển thì bạn nên tìm và lấy nguồn hải sản từ các tỉnh như Thái Bình, Nam Định, Cát Bà, Thanh Hóa, Cửa Lò, Quảng Ninh, Đồ Sơn
Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể chọn lấy nguồn hải sản từ vùng biển Vũng Tàu, Ninh Chữ – Ninh Thuận, Nha Trang, ... Bởi hải sản ở những nơi này được đánh bắt và vận chuyển trong ngày nên vô cùng tươi ngon, đảm bảo.
Nếu ở các khu vực Miền Trung thì khá thuận tiện, vì miền Trung có các tỉnh chạy dọc theo biển nên tìm kiếm được cung cấp hải sản khá dễ dàng.
Với những loại hải sản được nuôi trồng như tôm sú, tôm càng, cua, ngao, hến, hàu, sò, ... thì hãy lấy ở những khu đầm nuôi, bè nuôi để có giá rẻ và chất lượng. Ở đây bạn có thể tới tận nơi lấy hàng hoặc làm hợp đồng với họ để họ vận chuyển tới cho bạn. Trước khi chọn nguồn hàng, hãy tìm hiểu xem họ nuôi trồng có an toàn không, có sạch sẽ không rồi mới quyết định.
- Một số kinh nghiệm lựa chọn và bảo quản các loại hải sản tươi sống:
Trước khi bạn muốn kinh doanh bất cứ mặt hàng nào, bạn đều phải tìm hiểu rõ về mặt hàng đó. Hải sản cũng vậy, dù là hải sản tươi hay khô đều phải biết cách lựa chọn mặt hàng ngon, chất lượng và cách bảo quản chúng không bị ươn hỏng trong thời gian kinh doanh. Cụ thể, bạn cần lưu ý những điểm sau:
Kinh nghiệm bảo quản và kiểm tra các loài Tôm
Nên chọn tôm có thân săn chắc, vỏ còn cứng, màu trắng tươi, không bị đục, không bị đỏ hay có bất cứ màu sắc khác lạ so với màu thực tế. Càng tôm phải còn nguyên, không có mùi tanh, phần đầu tôm phải dính chặt vào thân tôm, tránh chọn tôm bị gãy hoặc lỏng đầu. Khi cho tôm vào nước nó vẫn còn sống và có khả năng bơi được.
Kinh nghiệm bảo quản và kiểm tra các loại Cua, ghẹ, cáy, rạm
Nên ưu tiên chọn loại con vừa phải thì thịt sẽ ngon hơn những con to. Dùng tay bấm nhẹ vào thân thì thịt không được lõm xuống. Khi nhấc cua, ghẹ lên thì càng của chúng co lại mới là đồ tươi, còn càng duỗi thẳng đơ là chúng không còn tươi sống nữa.
Kinh nghiệm bảo quản và kiểm tra các loại Mực tươi, mực khô
Trừ mực sim, khi chọn mực bạn nên chọn con to, thịt chắc, mình dày và còn nguyên túi mực.
Kinh nghiệm bảo quản và kiểm tra các loại cá
Cá rất dễ nhận biết. Cá tươi ngon là cá còn sống, bơi khỏe, mắt sáng, thân cá không bị tróc vảy hay bị rách vây. Khi dùng tay ấn nhẹ vào thân cá rồi thả tay ra nếu thịt không bị lún xuống thì là cá còn tươi.
Kinh nghiệm bảo quản và kiểm tra hải sản là con Ngao, sò, ốc, hến
Ngao sò tươi là con không có mùi, màu sắc không được khác biệt với những con còn lại.
Theo các kinh nghiệm kinh doanh hải sản, bạn cần yêu cầu người cung cấp hải sản khi vận chuyển hải sản đến cửa hàng của bạn phải là hải sản tươi sống, được chứa trong thùng nước biển có sục khí oxy. Còn đối với hàng đông lạnh thì hải sản phải tươi, vẫn còn đá lạnh giữ nhiệt. Làm được như vậy thì hải sản của bạn sẽ luôn giữ được độ tươi và ngon. Đây chính là yếu tố quan trọng trong việc giữ chân khách hàng và tạo dựng thương hiệu uy tín làm ăn lâu dài.